Chăn nuôi Lợn_Mẹo

Người Mông có thói quen nuôi lợn lạc hậu, hoàn toàn hoang dã tạo ra bản sắc đặc biệt. Họ không xây dựng chuồng trại kiên cố, mà thả rông cho chúng tự kiếm sống. Người Mông nuôi lợn kiểu hoang dã, lúc còn nhỏ, chúng chạy lông nhông quanh nhà, không dám đi đâu xa. Lớn lên, chúng tiến sâu vào rừng để đào bới, chui vào các nương ngô, nương sắn dũi đất. Để chúng không đi được xa, không chui rúc được vào rừng sâu, phá nương rẫy, người ta đeo cho chúng cái gông hình tam giác khá to ở cổ, với cái gông ấy, chúng chỉ loanh quanh kiếm ăn được ở chỗ đất trống, không sợ đi lạc do đã bị đeo gông vào cổ nên chúng không đi xa được, nên cứ đóng gông vào cổ chúng, rồi thả loanh quanh ở nương nhà[2].

Khi những con lợn này lớn, thì nhốt vào dãy chuồng tạm bằng gỗ ở trước nhà, hàng ngày, nấu sắn, ngô, hái rau rừng ném vào cho chúng ăn, lợn nuôi bằng cám tăng trọng chỉ vài tháng là xuất chuồng, nhưng với lợn đen của đồng bào Mông, thì vài tháng có khi chỉ mới bằng cái phích. Lợn thường được đeo gông đến khi nặng khoảng 1 tạ, thì bị nhốt vào chuồng. Khi ở trong chuồng, chúng được gia chủ cho ăn ngô, sắn sống, hoặc nấu thành bột cho chúng ăn, thỉnh thoảng chúng được bổ sung thêm bỗng rượu. Đàn lợn của người Mông tự ủi đất kiếm ăn, hoặc may lắm thì được chủ ném cho củ sắn, bó ngô để nhai, chúng sống nhờ cơm thừa, canh cặn[2].